Lý thuyết “X” của Sigmund Freud, nhà phân tâm học người Áo nổi tiếng, giả định rằng: “Con người là lười biếng, ghét lao động và bởi vậy luôn tìm cách lẩn tránh làm việc”. Cho nên, “con người cần: bị thưởng, bị ép buộc, bị cảnh cáo và bị phạt”.
Đây chính là triết lý "cây gậy và củ cà rốt" trong quản lý.
Theo lý thuyết này, có thể nhà quản lý phải liên tục quản thúc chặt chẽ nhân viên của mình trong bầu không khí ngột ngạt mà cả hai - người quản lý và người bị quản lý - không có bất kỳ cơ hội nào cho sự thành công hay sáng tạo…
Hoặc, nhà quản lý sẽ làm gì với những nhân viên chỉ biết “an phận thủ thường - ngoan ngoãn tuân thủ kỷ luật, cố gắng làm việc hết giờ nhưng chưa bao giờ cố gắng hết sức mình cho mục tiêu công việc, chưa bao giờ toàn tâm toàn lực cho nhiệm vụ được giao và thiếu hẳn một khát khao phát triển và hoàn thiện bản thân, hoàn thành mục tiêu tối ưu nhất”?
Phương pháp thông thường có thể là: xây dựng quy trình công việc rõ ràng, bố trí công việc cùng với những hướng dẫn cụ thể về cách thức và quy trình thực hiện, cố gắng hết sức trong việc cải thiện lương bổng, chính sách phúc lợi, điều kiện làm việc…
Không thể phủ nhận phần nào tính đúng đắn của những luận thuyết và cách thức trên, tuy nhiên, cùng với sự ra đời và phát triển của khoa học quản trị, nhiều luận thuyết khác về tạo động lực làm việc cho nhân viên xuất hiện và ngày càng chứng tỏ tính thuyết phục và hiệu quả. Tất cả những luận thuyết này đều có cách tiếp cận tổng thể và toàn diện: từ gốc đến ngọn, từ ngắn hạn đến dài hạn, từ vị trí nhân viên đến nhà quản lý, từ tâm sinh lý người đến hành vi nhân viên…
Chương trình đào tạo đặc biệt Tạo động lực làm việc cho nhân viên của PACE chủ yếu hướng tới việc khai thác tối đa giá trị của “củ cà rốt”, biến mỗi nhân viên thành “ông chủ” của chính quá trình làm việc của mình, tìm thấy được niềm vui, nhìn ra được trách nhiệm và có những nỗ lực để hoàn thành tốt công việc của mình.
Sau khi tham dự chương trình, học viên có thể:
Phần I. Tâm lý nhân viên và nhà quản lý trong công việc
- Hệ giá trị trong công việc của nhân viên và người quản lý;
- Thái độ khi làm việc của nhân viên và người quản lý;
- Quan điểm của nhân viên và nhà quản lý về môi trường và văn hóa làm việc.
Phần II. Vai trò và tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc
- Vai trò của người lãnh đạo & tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc;
- Những mấu chốt quan trọng để hình thành và phát triển năng lực trong:
- Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc.
Phần III. Nguyên tắc và quy trình tạo động lực làm việc
- Vận dụng các mô hình kinh điển để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
- Những nguyên tắc quan trọng trong tạo động lực làm việc;
- Quy trình tạo động lực làm việc.
Phần IV. Một số phương pháp tạo động lực hiệu quả
- Phương pháp thiết kế lại/ định nghĩa lại công việc;
- Phương pháp khích lệ, hỗ trợ, phản hồi và biểu dương hiệu quả;
- Phương pháp ủy thác và phân quyền;
- Phương pháp luân chuyển công việc;
- Phương pháp cân bằng và thúc đẩy;
- Phương pháp phát triển nhân viên;
- Phương pháp định hướng theo các giá trị then chốt.
Trường Doanh Nhân PACE (gọi tắt là “Trường PACE”) là một “học viện quản lý” của Việt Nam có uy tín quốc tế, một ngôi trường đặc biệt của doanh giới Việt Nam, nơi ngày ngày chia sẻ và lan tỏa “Tinh thần mới, con người mới cho nền kinh thương mới”.
Với tôn chỉ "Thực Học vì Doanh Trí", ngay từ ngày thành lập, PACE đã tự đặt lên vai mình sứ mệnh: "Góp phần định hình một nên kinh thương mới tại Việt Nam thông qua việc phát triển năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn, nền tảng văn hóa và năng lực cạnh tranh cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng".
Theo đó, Trường PACE đã và đang nỗ lực triển khai các hoạt động trong 5 mảng chính là: (1) Đào tạo Doanh nghiệp; (2) Tư vấn Quản lý; (3) Xuất bản sách; (4) Nghiên cứu Kinh tế & Quản trị; và (5) Hội thảo & Hội nghị; Đồng thời cũng khai lập và quản lý một số dự án giáo dục phi lợi nhuận có ý nghĩa để có thể hiện thực hóa sứ mệnh của mình một cách tổng thể, đa chiều và đầy đủ nhất.
Cho đến nay, sau gần 20 năm hoạt động, Trường PACE đã và đang triển khai hơn 110 chương trình đào tạo với hàng ngàn khóa học, cho hơn hàng trăm ngàn doanh nhân và giám đốc của các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước, các cán bộ lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, cũng như lãnh đạo của các tổ chức/hiệp hội phi lợi nhuận, phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, với mong muốn giúp "người Việt Nam trở thành chuyên gia đẳng cấp quốc tế" trong các chuyên ngành về quản trị như: Nhân sự, Marketing, Tài chính, Kế toán, Dự án... Nhà Trường cũng phối hợp với các đối tác uy tín của thế giới để đào tạo và hướng dẫn học viên đạt được các "Chứng chỉ Năng lực Nghề nghiệp" được công nhận trên phạm vi quốc tế trong các lĩnh vực này.
Song song với hoạt động đào tạo doanh nghiệp, PACE cũng triển khai hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ tư vấn chủ yếu của PACE gồm: Tư vấn tái tạo doanh nghiệp; Tư vấn hoạch định & triển khai chiến lược; Tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý…
Cùng với hoạt động đào tạo và tư vấn, PACE còn triển khai hoạt động nghiên cứu và xuất bản, nhất là việc xây dựng “Tủ Sách Doanh Trí” và trực tiếp biên soạn nhiều cuốn sách có giá trị dành cho các nhà quản lý trong lĩnh vực công và tư; đồng thời tuyển chọn, biên dịch, xuất bản những cuốn sách quý của thế giới, những cuốn sách “gối đầu giường” của giới doanh thương toàn cầu cho doanh nhân Việt Nam.
Ngoài ra, PACE cũng đã tổ chức thành công hàng loạt hội thảo khoa học (quốc gia và quốc tế) về kinh tế và kinh doanh, về quản lý và lãnh đạo, về văn hóa và giáo dục. Đồng thời, qua đó cũng góp phần kết nối Việt Nam với những “bộ óc” lớn của thế giới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và quản trị. Cụ thể, trong những năm qua, Trường PACE đã mời đến Việt Nam những nhà tư tưởng bậc thầy của giới kinh thương toàn cầu như: Philip Kotler (cha đẻ marketing hiện đại), Michael Porter (cha đẻ chiến lược hiện đại), Paul Krugman (Nobel kinh tế), Dave Ulrich (Bộ óc “số 1” về nhân sự), Stephen M. R. Covey (cha đẻ của "Speed of Trust")...
Đặc biệt, PACE đã khai lập một số dự án giáo dục phi lợi nhuận để có thể hiện thực hóa sứ mệnh của mình một cách tổng thể và đa chiều nhất, trong đó đặc biệt là Sáng kiến OpenEdu. Ra đời vào tháng 11/2016, với phương châm “Trường học khai phóng để Tự lực Khai phóng”, Sáng kiến OpenEdu đã kế thừa và tích hợp toàn bộ bề dày lịch sử hơn 10 năm trước đó của các dự án giáo dục phi lợi nhuận do Trường PACE và Viện IRED điều hành, bao gồm: Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL (tiền thân là Chương trình Hạt giống Lãnh đạo IPL, 100% học bổng dành cho những bạn trẻ ưu tú tuổi từ 20-27); Chương trình Quản trị Cuộc đời (LMP); Dự án khuyến đọc Sách Hay; Giải thưởng Sách Hay thường niên; Dự án tặng sách OneBook; và Diễn đàn Chia sẻ để Suy ngẫm Talk&Think.